Giao thông vận tải Hàn Quốc


Khởi đi từ lúc 22h30’ ngày thứ sáu 17/11/2006 nhưng thực chất chuyến bay rời Tân Sơn Nhất lúc 1g20’- ngày 18/11/2006 và sau 4, 30’giờ bay chúng tôi mới đến Hàn Quốc.Nơi chúng tôi đặt chân đến đầu tiên là Sân bay quốc tế Incheon, vào lúc 8g5’(giờ Hàn Quốc đi trước giờ Việt Nam 2 giờ – Ở muí giờ GMT+7, ngoài Việt Nam còn có những nước như  Lào, Thái Lan, Kampuchia một phần Indonesia và Liên Xô,….tức trong phạm vi kinh tuyến 97,5-112,50 .Còn muí giờ zero ở kinh tuyến 7,5Tây sang 7,5Đông, trong đó có các nước Anh, Ireland, Iceland,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…).

Sân bay này nằm cách Seoul 52 km, qua tìm hiểu được biết năng lực thông qua khỏang 27 triệu HK/năm/đợt 1- khai trương từ năm 2000 và đợt 2 dự kiến 100 triệu HK/năm và 7 triệu tấn hàng.

Qui mô này xấp xỉ với sân bay mới của Thái Lan (khai trương tháng 9/2006) là Suarnabhumi (theo tiếng Thái là Xứ đất vàng) rộng 3.200 ha (gấp 5 lần sân bay Don Muang). Có thể xử lý cùng một lúc 76 chuyến bay/giờ, đồng thời đã lập một số kỷ lục mới như: có tháp điều vận cao nhất thế giới – 132m và đường băng rộng và dài nhất thế giới (70m*4.000m), đã được qui họach từ những năm 1960 (qua hơn 45 năm – 20 đời Thủ tướng).

Còn nếu so sánh thì sân bay Tân Sơn Nhất trong nội thành TP.HCM thì còn kém xa: chỉ 7 triệu HK(năm 2003) và dự kiến 14 triệu (đang nâng cấp); đồng thời vượt cả sân bay mới dự kiến ở Long Thành (80-100 triệu KH và 5 triệu tấn hàng/năm – khai trương 2015, nhưng đến nay đã 2016 chưa có động tình gì, chắc sẽ đạt kỉ lục như sân bay Thái Lan, xây dựng trong 20 đời Thủ tướng!), cách xa Thành phố 35km đường chim bay (xa nhất trong vùng hiện nay thưộc về sân bay Kualalumpuor-75km) hoặc nhìn sang sân bay Nội Bài Hà Nội thì  thất vọng chẳng kém: năng lực thông qua max vào năm 2010 cũng chỉ 10 triệu HK/năm!

Sân bay Nội Bài còn tồi tệ hơn nữa là khi mở rộng, do tranh chấp giữa khu vực dân sự và quân sự, đã cho xây dựng đường cất hạ cánh (runway) thứ hai chỉ cách đường lăn (Taxi way) 100m (tiêu chuẩn quốc tế min là 200m) nên khó mà đủ tiêu chuẩn quốc tế  ICAO! Một chút so sánh đã thấy chạnh long, VN ta ơi!

Đón chúng tôi tại sân bay, Nam và Hòa đi xe của Mr Yoo- người cao lớn được Anh Em đặt là Mr Béo,Giám đốc Jeongwoo Trading Company.,Ltd; còn mình  và Hải hân hạnh được đi xe Miss Kim, người phụ trách thị trường Đông Nam Á và Liên Xô của Công ty Daewoo, khá xinh đẹp và lịch sự trong giao tiếp,làm ấm lòng những kẻ đến từ xa, đặc biệt là trong không khí lành lạnh của gió rét mùa đông (0-50)!

Nhập thị Séoul, cảm giác đầu tiên đến với chúng tôi là  biết ngay thành phố này đang vào đầu Đông khi các hàng cây bên đường khóac bộ áo mới hoặc vàng rực hoặc  đò rực hoặc ủ rũ hơn với màu lá úa. Thời tiết ở đây cực lạnh, ban ngày thường từ 5-10o, còn ban đêm xuống 0 – 1,2(bắt đầu từ tháng 12 sẽ xuống dưới 00 và thỉnh thoảng có tuyết) nên rất lạnh, đặc biệt là đối với những người đến từ vùng phương Nam nắng nóng như chúng tôi!

Nơi chúng tôi cư ngụ là Continental Hotel, 1110-3, Hwagok-dong, Gangseo, Seoul – chỉ cách sân bay nội địa Kimpo 5-10’ và cách sân bay quốc tế Incheon 30-40’; nơi có 5 tuyến xe buýt đi qua (các tuyến có mã số 22-7-128-588) nhưng gía thì khá đắt(120.000 won/ngày-đêm).

VTHKCC thủ đô Seoul,

Đến Seoul ta có dịp tận mắt chứng kiến sự vượt trội về cơ sở hạ tầng cầu đường, bến bãi, cũng như các lọai hình vận tải hành khách công cộng của Hàn Quốc.

Tổng quan về VTHKCC,

Ngoài ra, qua quan sát dọc đường chúng tôi đã có dịp tận mắt chứng kiến sự vượt trội về cơ sở hạ tầng cầu đường, bến bãi, cũng như các lọai hình vận tải hành khách công cộng của Hàn Quốc mà chúng ta rất cần học tập:

– Xe buýt rất nhiều, mỗi hãng mang một màu sắc khác nhau, mã số tuyến có đến số ngàn (không hiểu cách đặt ra sao?), hoạt động đến 24h. Điểm nổi bật nhất là hệ thống làn đường ưu tiên (một vạch liền màu vàng chạy cặp theo lề đường và một hoặc hai vạch sơn xanh da trời -liền hoặc không liên tục- về phía tim đường), trong làn xe đó khi có xe buýt là tất cả các loại xe khác phải nhường.Hoặc loại làn dành riêng được thiết kế ngay giữa tim đường với hai chiều đi và về được sơn màu khác nhau.

Chính nhờ thế mà tốc độ vận doanh cao, thu hút được khách. Bên cạnh đó, hệ thống xe búyt chạy ga CNG(Compressed natural Gas) rất tuyệt! mà trước đây ở Thành phố HCM chúng tôi đã có dịp tham dự “Hội thảo về hệ thống giao thông công cộng bằng xe búyt sử dụng nhiên liệu sạch” do chính những vị khách đến từ Seoul – Mr Jeong Man Geun, pgđ Cục cải thiện giao thông Seoul và Mr Tiến sĩ Kim Geeng Chul, Viện phát triển TP.Seoul- theo lời mời của Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Riêng hệ thống nâng phục vụ cho người tàn tật trên các xe búyt, được thiết kế khá đơn giản và gọn nhẹ, tiếp cận mặt đất rất nhanh chóng, thông qua kĩ thuật sử dụng bầu hơi, điều mà trong khi TP.HCM đang loay hoay chưa có lối ra! Giá cước xe búyt cũng khá cao và có đến 3-4 mức giá (600-650-850 won, hoặc 300-450-650 won).

– Subway tưc xe điện ngầm, Seoul có đến 8 tuyến xe điện ngầm đúng tiêu chuẩn quốc tế, nếu so sánh một chút với Liên xô – một cường quốc trong lĩnh vực này – thì chỉ kém một bậc về các công trình trang trí bên trong đường hầm!

Các tuyến đường này được điều hành bỡi 3 tổ chức: Seoul Metropolitan Corporation (line 1-2-3-4)Seoul Metropolitan Rapid Transit (line 5-6-7-8), còn Korean National Railroad đảm nhận những line nối kết với 8 tuyến trên.

Biểu dồ vận hành trong giờ cao điểm từ 2,5 – 6’/chuyến; còn giờ thấp điểm từ 4-12’/chuyến.Giá vé phân làm 3 đối tượng người lớn, người trẻ (giảm20%), và học sinh tiểu học (giảm 50%); đồng thời phân làm 2 loại vé:vé lượt (single ticket) và vé tháng (transportation card) được giảm 20%. Ngoài ra, còn có vé kết nối(connecting fare) được tính thêm 100 won cho mỗi 5km và được tính từ km10 trở lên.Trong giờ cao điểm sử dụng xe điện ngầm nhanh hơn xe Taxi là một điều rất đáng suy nghĩ ở Seoul!

 -Taxi, cũng rất đa dạng về màu sắc, Giá cước 2.400 won/2km đầu.Xuất sắc nhất vẫn là loại xe Taxi có gắn hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giải quyết được tình trạng kẹt xe. Công nghệ này còn được lắp đặt cho cả các xe chở khách hợp đồng (các chuyến xe van ra sân bay Incheon).Hoặc thông tin marketing đầy ấn tượng free interpretion (thông dịch miễn phí) dành cho khách nước ngoài khi cần.

 -Biển số xe, có đủ màu sắc để phân biệt nhưng ta chưa hiểu hết như: biển số trắng-chữ đen(xe ôtô con cá nhân), biển vàng chữ xanh(xe khách lớn), biển xanh chữ trắng(xe con), biển đỏ chữ trắng(xe tải), biển vàng chử đen(xe buýt)???…

– Xe gắn máy hai bánh rất ít và đặc biệt họ dùng để chở hàng thồ và khi chạy luôn có đội mũ bào hiểm và làn xe chạy hình như theo tốc độ?

– Seoul city tour Bus, sử dụng lọai xe búyt 2 tầng với lời mời gọi khá hấp dẫn: “Enjoy a comfortable and convenient tour of Seoul on the Seoul City Tour Bus” hoặc “Buy a one-day tour ticket and get on and off the bus at any stop”. Điều mà hệ thống bus TP.HCM nên học tập ngay từ bây giờ’

Mô hình một bến xe ở TP Seoul,

Đây là chuyến tham quan Đại Hàn lần thứ 3 của Tôi và đi cùng với chuyến đi của các bạn ơ Bến xe Miền Đông. Ngày hôm sau, trước khi lên đường đi tham quan đảo Jeju, một trong những kỳ quan thế giơi mới cùng với vịnh Hạ Long của Việt Nam ta, Đoàn chúng tôi có dịp tham quan và làm việc với bến xe thuộc công ty Kumho BusLines (công ty mẹ của Mr Lee tgđ Kumho-Samco, đang hoạt động ở Bx Miền Đông ta, nơi bạn Hàn Yến nguyên pgđ bx Miền Tây, hiện làm ptgđ).

Được Mr Lee, Song Ho -Phó chủ tịch cao cấp tiếp ở văn phòng, tuy thời gian ngắn ngủi nhưng chúng tôi cũng đã học tập được một số điều quí báu qua triết lý kinh doanh của công ty này như:

– “Chúng tôi luôn tự làm mới mình mỗi ngày”nên,

-“Chúng tôi tin tưởng rằng không có điều gì chúng tôi không thể làm”để tiến đến,

-“Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một công ty “xuất sắc nhất – đẹp nhất”…

– Sau đó, chúng tôi được  Mr. Bae, Heung Huawn – ptgđ (sau này bạn này cũng sang VN làm tgđ công ty Kumho Samco thay cho Mr Lee), giới thiệu tham quan cơ sơ hạ tầng, một  khu phức hợp không chỉ bến xe mà bao gồm cả các dịch vụ hỗ trợ khác như: young plaza,khu thương mại nmua sắm, trung tâm ẩm thực, khách sạn Mariotte, central park, công viên Famillepark… bao gồm 3 tầng hầm và 6 tầng cao, có thể kết nối vối hệ thốnh metro(tuyến số 7…)…Nhìn chung, đây là một mô hình bến xe tiên tiến mà ta cần hướng tới, đặc biệt là khi xây dựng mới hai bến xe Miền Đông mới ở khu vực suối Tiên-Quận 9, và Bx miền Tây mới ở  khu vực  Huyện Bình Chánh. Chỉ tiếc là thời gian quá ngắn ngủi nên chúng tôi đã không hỏi thêm được các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho loại hình kinh doanh bến xe này!

Nếu không theo mô hình như các bạn ở Đại Hàn, chắc chắn chúng ta không thể nào cân đối được nguồn thu – chi khi đầu tư vào lĩnh vực bến xe!Hy vọng Mrs Dung sẽ có những “tấu trình” đầy thuyết phục để vận dụng mô hình này vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam ta nói chung và ở Tp HCM ta nói riêng!

Con đường “ma”,

Jeju có những loại hình du lịch khá lạ, độc đáo.Một đoạn đường ngắn khoảng 100m cũng trở thành điểm du lịch.Người Hàn Quốc đặt tên đó là “Con đường ma”, cái lạ là mắt thường nhìn thì thấy xe(và cả khi đi bộ)đang lên dốc nhưng thực tế thì lại xuống dốc, như bị ảo giác.

LTT(20/04/2016)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *