Tiếp theo các bài GTVTĐĐ1 và GTVTĐĐ 2 giới thiệu những điểm nổi bật về GTVT ở nước Trung Hoa cạnh đất nước ta, để thay đổi không khí, kỳ này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn GTVT của TP. Bogota thủ đô của Colombia, một quốc gia thuộc Nam Mỹ, một vùng đất xa xôi ở tận bên kia bán cầu, mà tôi đã có dịp đến tham quan, học tập nhân chuyến “Study tour” cùng đoàn công tác Sở GTVT TP. HCM và WB, vào các ngày 14-25/11/2010.
Cộng hoà Colombia hay còn gọi là Tân Granada (tiếng Tây Ban Nha: República de Colombia, IPA là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brasil về phía đông; giáp Ecuador và Peru về phía nam; giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribe; và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương. Colombia là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ giáp cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Colombia là một nước lớn và đa dạng, lớn thứ 4 Nam Mỹ (sau Brasil, Argentina và Peru), với diện tích hơn gấp bảy lần New England; gấp đôi Pháp; chỉ nhỏ hơn một chút so với Arizona, California, Oregon và Washington kết hợp lại.
Tên gọi “Colombia” lấy theo tên của Christopher Columbus Năm 1830, khi Venezuela và Ecuador ly khai, vùng Cundinamarca còn lại trở thành một quốc gia, Cộng hòa Tân Granada. Năm 1863 Tân Granada đổi tên chính thức thành Hợp chủng quốc Colombia và năm 1886 đổi thành tên như ngày nay: Cộng hòa Colombia.
Trên đường từ sân bay về khách sạn, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là khá thất vọng,vì trên con đường dẫn về khách sạn xe lại đi qua một số vùng hẻo lánh, mặc dầu đã nghe Mr. André cho biết địa điểm mà chúng tôi trú ngụ như ở Quận1-TPHCM,nhưng khi đến nơi thì chúng tôi thấy khá an lòng!
Đường dàng riêng và ưu tiên cho xe đạp,
Và khi đã đến nơi,qua quan sát một vòng phố thị, cảnh quang chung ở thành phố thủ đô này là đường nhỏ-hè lớn và nhà cao cữa rộng, trông thật bề thế! Phương tiện taxi ở đây duy chỉ một màu vàng, xe buýt thì đủ các chủng loại, màu sắc và kích cỡ lớn nhỏ khác nhau! có một số xe buýt đưa ống khói lên cao …
Riêng đường dành riêng cho xe đạp, ở thành phố này rất nhiều, sau khi tìm hiểu, họ có đến 122 km đường thiết kế dành riêng cho đối tượng rất thân thiện với môi trường này và hiện nay họ đang được xếp vào 1/5 thành phố đứng đầu cả thế giới về lãnh vực này (Các thành phố khác cũng dành cho xe đạp nhiều ưu tiên là Curitiba-Brasil,Stochkhom-Thụy Điển và Toronto-Canada…)
BRT và Công ty Transmilenio,
Ngày đầu tiên chúng tôi làm việc với đại diện WB tại Bogota và công ty Transmilenio.Theo báo cáo của các đơn vị này, mạng lưới BRT hiện nay đã được JICA-Nhật nghiên cứu từ năm 1996, đến năm 1999 Transmilenio đã có 40 km BRT. Hiện nay mạng lưới BRT đã được 82 km/115 km và mỗi ngày đã vận chuyển được 1,7 triệu HK/ngày.Sau gần chục năm hoạt động,họ đã phân tích, đánh giá và rút ra được 6 bài học kinh nghiệm từ tổ chức và hoạt động BRT ở đây:
– Phải biết tận dụng khai thác giá trị gia tăng của quĩ đất dọc theo hệ thống giao thông BRT mà chúng ta xây dựng (hiện nay ở Bogota cũng chưa tận dụng đất chung quanh các ga một cách tốt nhất);
– Phải có kế hoạch phối hợp với thành phần kinh tế tư nhân, theo nguyên tắc: Cơ sở hạ tầng do nhà nước xây dựng, phần khai thác giao cho tư nhân;
– Phải tích hợp được hệ thống Transmilenio với hệ tống xe buýt truyền thống (Transmilenio chỉ chiếm 25%, còn 75% thuộc bus truyền thống – còn vô cùng hỗn độn);
– Do không có chính sách bù lỗ, giá vé cao, DN phá hủy xe buýt nên phương tiện giao thông cá nhân ngày càng tăng cao;
– Chỉ xét về mặt phát triển các dự án giao thông (họ cho rằng thật xứng đángcho điểm A) nhưng xét về mặt cảnh quang đô thị (thì chỉ đáng cho điểm D), điều đó cũng có nghĩa là thiếu đi sự kết hợp qui hoạch giao thông với qui hoạch đô thị.
Hôm sau, chúng tôi được đi tham quan 1 trong 7 công ty khai thác BRT – Group Express.Tiếp chúng tôi, họ cho xem một đoạn video clip 10 năm trước khi có BRT, xe buýt hoạt động tự do, muốn dừng đỗ đâu cũng được; nên ngày nay họ hãnh diện về sự hiên diện của Transmilenio là đã góp phần cải thiện rất lớn trong việc tổ chức phục vụ sự đi lại của cư dân thành phố; đồng thời chính sách vé đồng hạng là tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo sử dụng phương tiện cộng cộng để đi lại.
Hiên nay, họ tự hào là đã cung cấp một dịch vụ cao cấp, đạt tiêu chuẩn ISO 18.100, kiểm soát và điều hành hệ thống bằng phần mềm…Họ có những chính sách mang lại lợi ích cho nhân viên họ bằng việc cho vay lãi suất thấp, con cái họ được công ty đào tạo tốt, chả khác gì chế độ làm việc suốt đời mà các công ty Nhật Bản ở phương Đông đã từng áp dụng thành công và được thế giới ngưỡng mộ!
Hệ thống xe buýt được phân biệt bằng những màu sắc rất rõ ràng và tiện dụng cho hành khách đi lại: những chiếc xe buýt mang màu xanh trên đường phố chính hệ thống xe buýt gom (feeder route) cho các tuyến trục với xe buýt màu đỏ thẫm (trunk route-BRT).
Lương lái xe khá cao, khoảng 500 USD/tháng, tức khoảng 10 triệu VND. Ở trung tâm sửa chữa mà chúng tôi có dịp ghé thăm, công ty này đã có một chương trình kêu gọi đội ngũ lái xe của mình phấn đấu giữ chất lượng phục vụ khách mà công ty đã công bố với khách hành cũng như đăng ký khi dự thầu, bằng cách “lăn vây tay” của các lái xe, một việc làm đầy ý nghĩa mặc dầu xem qua có vẻ mang nặng tính hình thức của nó! và khá ấn tượng là ở DN này, có đến 100 lái xe nữ chạy xe buýt! Chính sách của công ty giúp đỡ lái xe là cho vay lãi suất thấp. Ở đây họ cũng không cho quảng cáo bên ngoài ngoài thân xedo màu sắc HK đã quen thuộc, thế nhưng khoản quảng cáo ở nhà ga, họ cũng thu được đến 6 triệu USD/năm.
Ngày 17/11/2010, chúng tôi được tiếp xúc với Secretary de Movilidad, tức là Sở GTVT ở thanh phố này. Sở GTVT quản lý 4 cơ quan trực thuộc là: Transmilenio, hệ thống xe buýt truyền thống, hệ thống cầu đường và viện nghiên cứu giao thông.
Ngòai ra,đây cũng là cơ quan hạ tầng đường bộ, an toàn giao thông đường bộ, tuần tra (50% do Sở làm và 50% phối hợp với CSGT), cấp cả giấy phép lái xe và chuyển nhượng phương tiện.
Sở GTVT đang tổ chức 4 dự án lớn:
– Tổ chức lại VTHKCC,
Bằng cách chia thành phố ra 13 khu vực và sẽ ký hợp đồng nhượng quyền khai thác theo 4 nguyên tắc tích hợp: kiểu loại xe phù hợp với qui định thống nhất của thành phố, sử dụng vé thông minh, liên thông giửa BRT và Bus, xe đậu đỗ không tùy tiện như trước nữa mà phải theo qui định…
Mục tiêu của dự án này là giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo giao thông linh hoạt (giảm thiểu sự tự do của xe buýt truyền thống) và giảm thiểu giao thông cá nhân-giảm thiểu cả xe ôm, nâng cao tốc độ giao thông và giảm thiểu tắt nghẽn giao thông, tạo ra một môi trường thân thiện…
– Tổ chức hệ thống giao thông thông minh
Đây là việc nhằm giúp thành phố Bogota sánh vai cùng với những thành phố khác trên thế giới như lắp đặt trên đường phố những thiết bị hiện đại, đảm bảo hệ thống tín hiệu giao thông điều hòa giao thông theo lượng xe có thực tế ở các giao lộ (điều mà TPHCM ta cách đây không lâu đã có tham vọng thử nghiệm nhưng chưa thành công!); lằp đặt camera kiểm soát giao thông trên đường, xây dựng trung tâm điều khiển giao thông thành phố, kiểm soát lượng khí thải, chuyển đổi hệ thống“đèn halogen” sang hệ thống “đèn led”, tổ chức hệ thống giao thông nhằm giúp người điếc, khiếm thị qua đường…
– Tổ chức đường cao tốc đô thị
Nâng cấp giao thông công cộng, nâng cấp hạ tầng,tiến tới thu phí giao thông,hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức và quản lý hệ thống VTHKCC ở Bogota:
– Sau khi phát triển cực thịnh xe bus, việc tổ chức phương thức vận tải khối lượng lớn BRT là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các thành phố đô thị;
– Nhờ có quy hoạch tốt nên thành phố này đã dành quĩ đất khá đầy đủ cho việc tổ chức BRT, tạo tiền đề cho việc phát triển Metro trên các hành lang này về sau;
– Phương thức BRT không có cơ chế chính sách trợ giá từ nhà nước nên giá vé tương đối cao và hiện nay họ cũng đang đối mặt với việc làm gì để hạn chế việc phát triển phương tiện cá nhân nói chung và xe hai bánh nói riêng?
– Hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông bằng cách quy định “số cuối biển số xe” hoạt động 2 ngày/tuần (Theo nhóm số đuôi bị cấm: 9-0-1-2,3-4-5-6, 7-8-9-0,1-2-3-4,5-6-7-8 ), giúp họ cải thiện được tình hình kẹt xe ở thành phố này;
– Bên cạnh việc phát triển VTHKCC, Bogota đã không quên ưu tiên cho một phương tiện khác rất thân thiện với môi trường là xe đạp; đến nay họ đã có đến 122 km đường dành riêng cho xe đạp và là 1/5 thành phố đứng đầu thế giới về lĩnh vực này! và họ đã hưởng ứng “Ngày chúa nhật không ô tô vỉ sức khỏe cộng đồng” mà tổ chức WHO đã phát động từ mấy năm qua, một đóng góp rất ư là đáng trân trọng! (Theo tổ Chức WHO đến năm 2030 cứ 10 người dân thì có đến 6 người sống ở thành thị vào năm 2030 và con số này sẽ lên 7 vào năm 2050).
– Điểm hạn chế của họ là tuy đã có cơ quan Transleminio nhưng họ chưa tổ chức và điều hành toàn bộ hệ thống giao thông công cộng của họ một cách thống nhất!
(LTT – 1/3/2016)