NHỮNG NƠI ĐÃ QUA VÀ DẤU ẤN ĐỂ LẠI
Làng văn hóa Kong plong & Nhà Rông Kom Tum
Đây là điểm tham quan đầu tiên sáng 15/12 ở khi chúng tôi bắt đầu khởi hành rời Măng Đen sau một đêm lưu trú.
Đây là một ngôi làng văn hóa du lịch thuộc huyện Kon Plông nổi tiếng, với vẻ đẹp khác biệt mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện kiến trúc và cảnh vật hoành tráng thu hút nhiều khách hàng ghé thăm.
Ở đây chúng tôi cũng có dịp thăm viếng ngôi nhà rông Bana đầu tiên ở Kon Tum.
Qua giới thiệu của HDV, chúng là loại hình chung cho các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây nguyên, thế nhưng có đi đây đó chúng ta mới thấy giữa các loại nhà rông nó cũng có khác nhau khá cơ bản, thí dụ như nhà rông dân tộc Ede ở Buôn Ma Thuột là nhà dài (với đặc trưng la nhà càng dài càng tốt, và mỗi ô cữa sổ là tương trung cho một người con gai, mà biểu trung cữa đóng là cô gái chưa chồng, còn cữa mỡ là cô gai ây đã có chồng) và nhà rông của người dân tộc Bana ở Kon Tum (không có thang lên như người Ede với bầu sửa mẹ, buộc ai cũng phải sờ vào mới vào được nhà ! hoặc nếu có cầu thang lên thì khỏi xuống phảii đi lùi và thường là bậc số lẻ).
Nhà rông Kon Klor chính là mô hình nhà sàn đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, dân tộc Bana. Nhà rông còn là ngôi nhà cộng đồng dùng làm nơi tụ họp của dân làng, tại đây cũng diễn ra nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian cổ truyền từ những lễ thức, phong tục, tập quán đến những loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, ngôn ngữ, trang phục, ứng xử, nghề đan lát…như lễ cưới của các chàng trai, cô gái, lễ đâm trâu trong những dịp lễ hội lớn của cộng đồng làng, lễ mừng lúa mới, hội họp của đồng già làng, phân xử các vụ kiện tụng tranh chấp, hát kể sử thi, tiếp đón khách quý về thăm buôn làng…
Đặc điểm của nhà rông Kon Klor Kon Tum
Nằm trong làng Kon Klor, nhà rông đã gây ấn tượng cho du khách khi được bao phủ một màu xanh ngút ngàn của những hàng me được trồng dọc khắp đường đi, đến bãi mía, vườn rau. Đặt chân đến làng Kon Klor, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà của người Ba Na vẫn còn lưu giữ kiến trúc vô cùng độc đáo và nghề thủ công truyền thống. Ở trong làng thì có rất nhiều những ngôi nhà sàn mang đậm dáng dấp, kiến trúc Ba Na khi cột nhà được làm bằng gỗ chắc chắn, gầm cao, hoa văn trang trí tỉ mỉ, sắc xảo.
Đặc biệt, nhà rông Kon Klor Kon Tum – một trong những nhà rông lớn nhất Tây Nguyên được nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Nhà rông ở Kon Tum sở hữu chiều dài lên đến 17m, rộng 6m và chiều cao của nóc nhà là 22m. Đây là một trong những nhà rông lớn nhất ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông được thiết kế theo đúng kiểu truyền thống khi chất liệu làm nhà hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu gắn liền đời sống của người dân như: gỗ, tre, nứa, lá kết hợp với hoa văn xinh xẻo, ọa tiết chạm trổ cầu kỳ, tinh tế đặc trưng của dân tộc Ba Na. Hơn hết, toàn bộ phần trụ và mặt sàn đều được làm bằng gỗ xoay – một trong những loại gỗ quý hiếm. Khuôn viên của nhà rông rất rộng bao gồm cổng và tường rào xung quanh.
Thác Pa sỹ,
Sau khi rời nhà rông Bana, chúng tôi trực chỉ thăm viếng thác Ba Sỹ là một thác nằm gần khu vực trung tâm thị trấn nhất!
Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa thác Pa Sỹ, tọa lạc tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Với tổng diện tích lên đến 25ha, khu du lịch nổi bật với màu xanh của thiên nhiên, tựa như một khu vườn địa đàng khổng lồ.
Thác này ở dộ cao 1.500 m so với mực nước biển, khi chảy xuống tạo thành 3 dòng suối lớn nhất tại nơi này! nhưng nó vẫn mang dáng vẻ thanh bình, tĩnh lặng chứ không rộn rã như các dòng thác khác! Ở thác này do độ dốc rất cao, mỗi lượt đến 286 bâc nên sợ bị ảnh hưởng với bệnh tim mạch của bản thân nên tôi đành chịu chước “ngồi chờ” các bạn dung dăng – dung dẻ và tha hồ vẽ chuyện!
PLEIKU
Từ BMT đi vào TP Pleiku, chúng ta di theo con đường Trường Chinh, khi đến gặp ngã 6, nếu chúng ta đi thẳng là đến Kon Tum( 50km) ; queo phải là về Qui Nhơn (160 km) và queo trái là về KS Tre Xanh (nơi đoàn chúng ta ăn sáng và lưu trú lượt về);
Biển Hồ
Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku – Biển Hồ đầy”, là một hồ trên núi mới tuyệt chơ các bạn?! Nó nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ – Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Đến với Biển Hồ, du khách sẽ thỏa mắt với làn nước trong veo như được nhìn vào đôi mắt sâu của người con gái Pleiku mà lời bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Cường đã gắn liền Biển Hồ với thành phố Pleiku thơ mộng: “Em đẹp thế Pleiku ơi! Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi! Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy!”
Bản thân tôi đên nơi này khá nhiều lần và phải ghi nhận lại rằng: mỗi lần đến đếu có những đổi mới đáng khích lê, nó đươc chăm sóc tương xứng với tâm điểm du lịch không thê thiếu của vùng đất này!
Núi Lửa Chu Dang Ya
Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya là món quà kỳ diệu mà thiên nhiên đã dành tặng cho phố núi Gia Lai. Cho đến thời điểm hiện tại, núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều bạn bè gần xa đến chơi nhất khi du lịch Gia Lai.
Núi lửa Chư Đăng Ya có địa chỉ chính xác tại làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Thành phố Gia Lai. Núi cách trung tâm Thành phố Pleiki khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Núi lửa Chư Đăng Ya có độ cao khoảng 975m so với mực nước biển.
Sau khi rời điểm tham quan theo yêu cầu ngoài chương trình Tour chúng tôi trực chỉ núi lửa Chu Dang Ya. Thực ra, do có yêu cầu bổ sung điểm tham quan ngòai chương tình nên khi chúng tôi dến núi lửa trời đã vào chiều! Chỉ đứng dưới chân núi ngắm nhìn thôi vì nếu leo núi trời sẽ tối , và không còn kịp thăm quan Biển Hồ ! theo các HDV thì ơ đây : Trên đỉnh Chu Dang Ya chúng ta có thể nhìn thấy biển hồ và trên đó có 3 miệng nui lửa đã tắt, cũng như có dịp ngắm “trảng cỏ đuôi chồn” xanh mượt! còn nếu đi về phía tay trái chúng ta se gặp một tháp chuông xây từ thời Pháp thuộc (H’Baun);
BUÔN MA THUỘT
Là thủ phủ của Tây nguyên và là nơi Hoàng đế Bảo Đại thường xuyên lui tới trong thời Hòang triều Cương thổ và cũng là nơi mà đoàn chúng tôi lưu trú đêm cuối cùng của cuộcc hành trình: KS Bạch Mã.
Khải Đoan sắc tứ tự
Đây là điểm tham quan đầu tiên khi chúng tôi đến thành phố Ban Mê Thuột. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với đó kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê.
Đây là ngôi chùa xây dựng từ thời vua Khải Định và được sắc phong từ thời vua Bảo Đại, trong giai đoạn lịch sử Hoàng Triều cương thổ.
Tên Khải Đoan là chữ ghép từ vua Khải Đinh và Đoan hoàng hậu! Điểm nổi bậc nhất của ngôi chùa này có lẽ là đượ cxây dựng tư loại gỗ quí, chạm trổ rất tinh xảo! Chắc chỉ có thể sánh với ngôi nhà thờ gỗ , một tuyệt tac ở Kon Tum!
Bảo tàng café
Điểm thư hai đoàn chúng tôi tham quan và là nơi đầu tiên chúng tôi có dịp viếng thăm và đây cũng là điễm tham quan bổ sung ngoài chuong trình!
Cái hay ở nơi đây chính là bản thân tôi và những ACE trên 60 tuổi được thưởng thưc ly café 148.000 đ miên phí, trong khi các ban trẻ hơn phái mất số tiền này, một chút ấm lòng cho những ACE đã bứoc sang bên kia sườn dốc!
Ly café nhỏ, rất bình thường nhưng gía lại rất đắt như cô Trang không biêt uống vẫn phải mua mới đuoc vào cữa !
Từ ngoài vào chúng tôi đã được giới thiêu rất kêu là bảo tàng 3 nền văn minh café trên thế giới: Ottoman -Thiền và Roman!
Lướt qua một vòng, nói chung tuy còn đơn sơ so với tên gọi của bảo tàng nhưng nói chung, đó cũng là sự cố gắng rất đáng ca ngơi từ Doanh Nhân Đặng Lê Nguyên Vũ!
Những dòng logo ở khu vực này luôn khơi gợi một con đường vô tận về café:
The coffeeway of life (lối sống café); the successful way of life (lối sống thành công); The mindful way of life (Lối sống tĩnh thức) hay awakening space (không gian góc tĩnh thưc)…
Làng café
Cũng thuộc tập đòan café Trung Nguyên ở cạnh đó, nhưng khác xa với lần trước tôi đã thăm viếng, kỳ này trở lại nay nó khá tiêu điều! không biết có phải đó là tài sản phân chia của một bên mà điều kiện khai thác chưa được tái lập?! Cho nên nếu ACE chúng tôi không tham gia bàn bạc củng các HDV và không bổ sung Bảo tàng café, mà chỉ tham quan làng Café thì thật là một lãng phí thật đáng trách!!!
Nhà dài Ama H’rin
Lần trước tôi viếng thăm loại hình nhà dài của người Ede ở buôn Đôn và đươc thưởng thức buổi trình diễn cồng chiêng & thưởng thức rượu cần ngay ở đó luôn!
Kỳ này, các em HDV cho chúng tôi đến thăm ngôi nhà dài tại ngay trung tâm TP của già làng Ama H’rin được mệnh danh là ngôi nhà dài của các giói nhà giàu, vì sau và bên cạnh nhà dài vách tranh – maái lá là nôi nhà cao tầng theo phong cach hiện đại trong cùng một khuôn viên!