Để nhà xe vượt tốc độ cả chục ngàn lần: Trách nhiệm thuộc về ai ?


Cau hỏi 1.

Ông thấy gì qua những con số thống kê của Tuổi Trẻ về những nhà xe vượt tốc độ cả chục ngàn lần mà không thể kiểm soát được? So với trước đây tình trạng vượt tốc độ của các nhà xe có đáng báo động ?

Cau traloi 1:

Qua những con số mà báo Tuổi trẻ thống kê và công bố, chúng tôi cho rằng tình trạng chạy xe vượt quá tốc độ đã đến mức báo động đỏ thực sự! Tôi không thể tin nổi tại sao các cơ quan chức năng liên quan không có dề xuất gì? Sự việc chỉ vỡ lẽ qua vụ tai nạn công ty Thành Bưởi gây ra!? Nếu cơ quan chức năng không sớm đưa ra giải pháp khắc phục thì chắc chắn sẽ còn nhiều tai nạn thảm khốc khác xảy ra và hậu quả thì thất khó lường!

Cau hỏi 2. Để chuyện này xảy ra, trách nhiệm thuộc về ai ?

Cau tra lời 2:

Rõ ràng để xảy ra tình trạng này trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ phận ATGT của DN/HTX đang quản lý những phương tiện này! vì bộ phận này có 5-7 chức năng, nhiệm vụ theo qui định của NĐ 10 và TT12!

Còn về phía cơ quan nhà nước thì thuộc về Cục Đường bộ VN vì đây là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp nhận tất cả các thông tin do GPS và camera chuyển về!

Kế tiếp nữa là trách nhiệm cụ thể của các ban ATGT tỉnh, thành phố  cũng như cả quốc gia là không thể vô can! Vì lý do các sơ tông kết công tac ATGT hành tháng, quí, năm chúng ta không thể không phân tích những nguyên nhân gây tai nạn giao thông thời gian qua của từng vùng, miền từng  mùa ….cụ thể, đế có cơ sở đề ra kế hoạch ATGT cho năm sau!?

Cau hỏi 3..Hiện nay, dữ liệu đang truyền về Cục đường bộ với khối lượng công việc rất lớn, máy chủ lại lạc hậu dẫn đến tổng hợp số liệu chậm trễ 1-2 tháng. Dữ liệu đến địa phương lại phải chờ rà soát. Việc này dẫn đến xe vi phạm tháng này thì mấy tháng sau mới tước phù hiệu. Tước hôm nay thì ngày mai nhà xe lại có thể xin cấp lại. Giải pháp tức thời hiện nay là gì ?

Cau tra lòi 3:

Điều này phơi bày quá rõ tình trạng một thực trạng mà trước đây chúng tôi thường ví von là qui định lắp đặt các trang thiết bị hiện đại “chỉ để làm cảnh” là hòan toàn đúng! đồng thời minh chứng gây lãng phí nhiếu cho xã hội, là chẵng có gì sai!!!

Giải pháp tức thời hiện nay là Cục Đường bộ nên phân cấp càng sớm càng tốt cho 63 tỉnh, thành! Nơi có đủ trang thiết bị và cả nhân sự để quản lý tốt công tac này!

Cau hỏi 4. Mới đây, tư lệnh ngành giao thông đã nói phải chế tài mạnh mẽ hơn đối với những đơn vị vận tải quá coi thường pháp luật. Trước bối cảnh nhà xe lờn luật hiện nay, đây có phải là cơ hội để Bộ Giao thông vận tải mạnh tay cải tổ các bất cập về quy định ?

Cautra loi 4:

Đúng vậy! Những lỗ hổng pháp luật như vửa thu hồi phủ hiệu do vi phạm lại cấp ngay phù hiệu nếu có đon xin; hoặc qui định phù hiệu khi xe vi phạm nhưng không ghi minh thị là thơi gian thu hồi bao lâu? Hoạc những trường hợp tái phạm cần tang nặng hình phạt nhưng chưa có qui đinh…là nhất thiết phải nhanh chógh bổ sung! Hay cơ sở hạ tầng cục Đường bộ chưa tuong xứng với nhiệm vụ thì phải xin kinh phí để cải thiện ngay!

Cau hỏi 5. Để tài xế chạy vượt tốc độ hoặc giao xe cho tài xế không có bằng lái, theo ông trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị vận tải phải được xử lý thế nào ?

Cau tra lòi 5:

Để lái xe chay qua tốc độ là lỗi trước tiên của bộ phân ATGT của các DN/HTX;  nhưng trách nhiệm trước pháp luật tiếp theo không ai ngoài khác lãnh đạo DN/HTX vận tải  liên quan!

Riêng trường hợp gia trọng là DN/HTX giao xe cho lái xe không có bằng lái (kể cả trường hợp bằng lái bị giam giữ) là trách nhiệm hình sự của người ký duyệt lệnh vận chuyển cho chuyến xe đó lưu hành!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *