TLPV 58 – Báo Pháp luật – Như Ngọc – Bus HCMC


Lê Trung Tính,

CT Hip hi VTHK TP.HCM

(11/12/24)

 

Câu hi 1:

Theo báo cáo mới đây của UBND TP.HCM, 5 năm qua, xe buýt trên địa bàn TP gặp nhiều khó khăn như thiếu bến bãi, thiếu vị trí đặt trạm xe buýt, độ phủ của xe buýt không đồng đều giữa khu trung tâm và ngoại ô,…từ đó dẫn đến doanh thu chưa đạt kỳ vọng. Từ thực tế đó, ông nhận định thế nào về loại hình phương tiện giao thông công cộng này trong bối cảnh hiện nay ?

Câu trli 1:

Tôi cho rằng đó là một nhận định đúng với tình hình thực tế hiện nay, cũng như thời gian qua. Tuy nhiên, theo tôi nếu nhìn nhận một cách tích cực hơn thì chúng ta cần xác định cho bằng được: đâu là những nút thắt chính; đồng thởi cần đề ra những biện pháp tháo gỡ khả thi trong thời gian tới thì nhân dân thành phố mới ủng hộ cao! Vì thực ra cho đến nay phương tiện vận tải buýt là loại hình VTHKCC chính của TP ta trong gần nửa thế kỷ qua và cũng sẽ tiếp tục tồn tại song song với VTKLL (Metro) khoảng 10 -15 năm nữa!

 

Câu hi 2 :

Trong giai đoạn 2020-2024, hoạt động của xe buýt trên địa bàn TP.HCM gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh người dân sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng tăng, đe dọa đến tính hiệu quả của loại hình này nếu không có giải pháp, định hướng phát triển phù hợp. Vậy theo ông, TP.HCM nên có giải pháp gì để vực dậy hoạt động xe buýt trong tương lai ?

Câu trli 2:

Thời gian 2020 – 2024 quả là giai đoạn cực khó của hệ thống VTHKCC TPHCM,  vì trong dó có 3 năm đai dịch COVID 19 , là một thảm họa cho ngành vận tải chuyên chở chung, do tính lây lan qua hơi thở của đại dịch covid 19,  là điểu tối kỵ với vận chuyển công cộng!!!

Các giải pháp nhằm vực dậy tình hình khó khăn này thì theo tô Sở GTVT, Trung tâm QLĐH GTCC và chính các DN/HTX vận tải cũng đã từng bước thực hiện rồi!

Nay, đến giai đoạn tăng tốc thì chung tôi thấy Thành phố nên mạnh dạn sử dụng lợi thế của TP. HCM  là hiện nay có trong tay NQ 98 mà QH khóa 15 đã ưu tiên dành cho TP. Chúng tôi nghĩ Trung tâm GTCC và Sở GTVT cần mạnh dạn và  nhanh chóng đề xuất những phương án bức phá hơn nữa như làn “đường ưu tiên”  hoặc “ dành riêng”  trong lưu thông hoặc mạnh mẽ hơn nữa như hạn chế Phương tiện cá nhân (kể cả xe 2 bánh và xe ô tô cá nhân ) ….!

 

Câu hỏi 3 :

Để đưa xe buýt trở thành phương tiện văn minh, hiện đại, thân thiện với người dân thì cần một lộ trình bày (bài) bản. Lộ trình đó nên được triển khai ra sao ?

Câu trli 3:

Câu này nên hỏi các nhà quản 1ý hiện nay như : TT QLGTCC; Phòng vận tải Sở , Sở GTVT TP. HCM …. ? Hiệp hội chúng tôi sẽ căn cứ vào các giải pháp đó mà góp ý bổ sung cho phong phú và mang tính khả thi cao hơn!

 

Câu hi 4:

TP.HCM vẫn còn nhiều hạn chế như hạ tầng cứng thiếu thốn, nhiều chính sách phát triển xe buýt dở dang, ý tưởng về hạn chế xe cá nhân, thiết lập làn đường riêng, ưu tiên xe buýt cũng được các cơ quan nâng lên đặt xuống, đế nay vẫn nằm trên giấy.

Câu trli 4:

Thực ra, theo tôi những giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững như: thiết lập đương ưu tiên hoặc dành riêng cho xe buýt hoc hạn chế xe cá nhân…  là những biện pháp cần thiết sau khi xe buýt đã đạt mức 1 triệu HK/ngày vào năm 2011 hay 2012 gì đó, tuy nhiện do còn nhiều ý kiến do dự nên TP ta đã bỏ lỡ thời cơ này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NĂM ẤT TỴ 2025
Hiệp Hội Vận Tải Ô Tô Hành Khách Thành Phố Hồ Chí Minh
Powered by