Phần 2.1 – Bình Định, quê hương tôi hay Quy Nhơn, lần trở lại (6-10/6/2020)- Những nơi đã qua và dấu ấn ở lại


BÌNH ĐỊNH, QUÊ HƯƠNG TÔI

HAY QUI NHƠN, LẦN TRỞ LẠI

(6 – 10/6/2020)

Đêm đầu tiên, đoàn chúng tôi dừng chân ở quê hương của “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – Phú Yên, nên hôm sau khi tiếp tục hành trình, chúng tôi đã tranh thủ thăm viếng một số danh thắng của vùng đất này:

 

Tháp Nhạn,

Đây là điểm tham quan đầu tiên của chúng tôi sau khi rời ks Sai Gon – Phú Yên, nó nằm ở phía cực Nam TP. Tuy Hòa, chỉ cách ks chúng tôi chừng vài km! Đây là ngọn núi Nhạn, trấn giữ phía Nam thàmh phố,cùng với núi Chóp Chài trấn giữ phía Bắc,khi từ trên tháp Nhạn chúng ta nhìn xuống, sẽ thấy rất rõ quang cảnh TP. Tuy Hòa nhỏ bé và nằm lọt giữa 2 ngọn núi!

Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơHmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lỵ của Phú Yên.Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới.Tháp cao khoảng 23,5m.Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên Đà giang rộng lớn tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn – Sông Đà Rằng.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên.Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thê thao – Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988.Ở đây Đoàn chúng tôi đã chụp được một pô ảnh rất đặc sắc mà giá lại rẻ! (chúng tôi chọn làm hình bìa 1 của quyển du ký này!)

 

Nhà thờ Mằng Lăng,

Đây là điểm tham quan thứ 2 của Đoàn chúng tôi, nó chỉ cách thủ phủ Phú Yên chừng vài chục km về hướng Đông Bắc.Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo nằm trên địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.Đây là nhà thờ thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo!

Nhà thờ hiện nay cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân phước Andre’ Phú Yên và thánh lễ cầu cho giới trẻ Công giáo Việt Nam Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại (xây dựng năm 1892), nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam.Nhà thờ là điểm đến khá thu hút khu du lịch Phú Yên.Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại RomaÝ!

Ghềnh đá đĩa,

Ghềnh Đá Đĩa là điểm tham quan thứ 3 của Đoàn, nó địa danh thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.Nơi đây độc đáo với cảnh quan là các khối đá ở đây hoặc hình tròn, hoặc vuông, đã tạo nên một khung cảnh tự nhiên mà như  có chủ ý sắp đặt của tạo hóa.

Dựa trên nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, người ta cho rằng khoảng 200 triệu năm trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn ra biển.Khi đụng phải nước biển lạnh, cộng với hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt phần lớn theo mạch dọc tạo nên những khối đá với hình thù khác nhau.

Từ trên cao, ghềnh đá như một tổ ong khổng lồ, đen bóng và gồ ghề.Hoặc có thể ví như những chiếc đĩa – tên gọi ghềnh đá này! lổm nhổm, xếp chồng lên nhau trong lò gạch.Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ trữ tình, hài hòa non nước, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ghềnh Đá Đĩa một kỳ thú tuyệt đẹp là nơi thu hút và níu chân du khách du lịch, mà theo chúng tôi không khác gì danh thắng ở Cheju – Đại Hàn mà tôi đã có dịp ghé qua!

Do buổi trưa nắng nóng và đoàn chúng tôi toàn là lão tướng nên chỉ ghé thăm khu vực cổng chào và thả tầm mắt nhìn cảnh quang chung, không mua vé vào thăm và xuống trực tiếp dưới biển, thật tiếc! đành hẹn dịp khác!

Một số nơi cần tiếp tục khám phá,

Thực ra, nếu còn thơi gian lưu trú, khi đến Phú Yên chúng ta cần phải tiếp tục khám phá thêm mấy điểm nổi bật khác:

  1. Phim trường “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”!

Đây là vùng đất phim trường của cuốn phim dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Truyện kể về giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi trong cuộc sống bộn bề với cơm – áo – gạo – tiền và những nỗi lo không đặt hết tên, chúng ta đã ít nhiều quên mất nó từng tồn tại, đó là: Tuổi thơ.

Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh không giống như bây giờ – khi người ta có nhiều thứ để chơi và nhiều nơi để chọn, như ra công viên nước lướt ván hoặc đắm mình trong các game online hiện đại.Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là khi bạn còn hòa mình với thiên nhiên, khi bạn thấy góc vườn nhà mình sao rộng thế và là khi bạn “mặc nguyên quần áo dầm mưa ngoài trời” hay “bứt lá, lượm nắp keng chơi bày hàng hay lùng sục các bờ hào tìm hoa dủ dẻ”.

 

  2. Ngọn hải đăng Đại lãnh (hay còn gọi là Mũi Điện, mũi Varella (Tên vị tướng Pháp, người phát hiện; nó được xây dựng từ năm 1890 sau hòa ước Harmand; phát sáng xa 27 hải lý # 40km;) là địa điểm đón bình minh sớm nhất ở Việt Nam (có một chút tranh cãi vì mũi Điện xa thứ 2, đứng sau Mũi Đôi ở huyện Vạn Ninh –Khánh Hòa) và nó đã được khắc vào Cửu Đỉnh ở triều đình Huế vào thời Minh Mạng!

  3. Thạch Bi Sơn, tức núi Thạch Bi (Ở dưới chân Đèo Cả hướng từ Tuy Hòa đi vào SG, bên tay trái QL1, đối với các thủy thủ phương Tây. nhìn tư biển vào, họ gọi đó là ngón tay của chúa!) là tấm bia ghi khắc lời phán của vua Lê Thánh Tôn, khi ông thân chinh tiến chiếm thành Đồ Bàn và truy đuổi giặc Chiêm Thành đến tận chân đèo Cả, sai quân lính dựng đá bia này, để phân định ranh giới giữa 2 nước thời bấy giờ!

Tạm biệt Phú Yên, chúng tôi luôn nhớ tới Nguyễn Anh Thư,một người đẹp Phú Yên đã  lái một máy bay nhỏ qua 25 quốc gia, trong một tháng rưỡi để truyền cảm hứng cho phụ nữ khắp thế giới!!!

Nguyễn Anh Thư, người sáng lập kiêm chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận “Phụ nữ trong Vũ trụ và Hàng không” (WAA), đang kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người để đạt được mục tiêu trở thành phi công Mỹ gốc Việt đầu tiên bay một mình vòng quanh thế giới!

Hiện là phi công và giảng viên hướng dẫn bay tại thành phố Atlanta, Anh Thư muốn thông qua hành trình này để truyền cảm hứng cho thế hệ nữ phi công kế tiếp, đồng thời thúc đẩy nhận thức về hàng không vũ trụ cho các phụ nữ và bé gái. Hiện có 6% phi công trên thế giới là nữ và chỉ có 8 người từng hoàn thành sứ mệnh bay vòng quanh thế giới!

Lớn lên ở Tuy Hòa – Phú Yên, tại một ngôi làng nghèo không có điện, Anh Thư hiểu rằng các phụ nữ và bé gái phải đối mặt với nhiều trở ngại, thiếu thốn và ước mơ được bay cao với họ là rất xa vời.Cô may mắn khi được theo học cấp một và cấp hai tại một ngôi trường do UNICEF tài trợ, sau đó sang Mỹ sinh sống từ năm 12 tuổi.

Từ một cô gái không biết tiếng Anh, Anh Thư đã nỗ lực không ngừng để tốt nghiệp thủ khoa trung học rồi lọt tốp 10 cử nhân trường đại học Purdue danh tiếng.Anh Thư mất 10 năm vượt qua nhiều thử thách để cuối cùng trở thành phi công lái máy bay tư nhân và năm 2017 trở thành hướng dẫn viên bay của Hiệp hội Phi công và Người sở hữu máy bay (AOPA), đào tạo hàng trăm phi công và được cấp bằng lái máy bay thương mại cỡ lớn! Cô hiện là nghiên cứu sinh ngành Hàng không Vũ trụ tại Học viện Công nghệ Georgia hàng đầu của Mỹ.

Còn lưu luyến thứ 2 là chuyến Tập huấn nghiệp vụ do Tổng cục Đường bộ tổ chức vào năm 2009, thời điểm mà đại gia Thanh Thảo (Cô sinh Văn Khoa bé nhỏ trước 1975) còn là ngôi sao sáng trong ngành vận tải và là nhân vật nổi danh như cồn ở Phú Yên, nhưng lại là một nhân vật đáng ghét với gđ Sở GTVT Bình Định Nguyễn Hà Đông, tuy cùng ngành GTVT, nhưng lại có quan điểm dị biệt trong việc kinh doanh vận tải nên anh ấy đã không cho xe Thuận Thảo vào bến Qui Nhơn!

Lưu luyến thứ 3, có lẽ là đợt tập huấn nghiệp vụ dành cho NĐH vào năm 2017, theo sự ủy nhiệm của Hiệp hội Vata cho hiệp hội VTHK TP,HCM do tôi làm chủ tịch, thời điểm lần đầu tiên chúng tôi đặt chân đến phi trường Đông Tác – Phú Yên, tắm biển Tuy Hòa, với cô giáo Thảo, thầy giáo Phong, cháu Hoa và những bạn bè Sở GTVT Phú Yên như:  bạn Vân – Tp vận tải,  bạn Cảnh – Pp vận tải, em Lan – CV …và cuối cùng là tình cờ gặp bạn Nguyễn Hoàng Trị – PPKH Ban QL Metro TP.HCM, cũng đi dạy ở Phú Yên, ở buổi ăn tối tại quán cơm gà!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NĂM ẤT TỴ 2025
Hiệp Hội Vận Tải Ô Tô Hành Khách Thành Phố Hồ Chí Minh
Powered by