PHẦN 2: DU KÝ TRÀM CHIM – CHỢ NỔI


DU KÝ TRÀM CHIM – CHỢ NỔI

(26 – 27/10/2024)

Bến Ninh Kiều.

Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ XIX.

Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu.Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan và đi vào thơ ca.

Theo đó từ khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào miền Nam. Một hôm, đoàn thuyền của ông đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa). Lúc đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng vừa đến vàm sông tức Bến ninh kiều ngày nay. Giữa đêm có vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo. Ông này khen vì một cảnh quan sông nước hữu tình và đặt tên cho con sông là Cầm Thi giang, cũng có thuyết cho rằng nhân vật đặt tên cho dòng sông này chính là Vua Minh Mạng khi ngự giá phương Nam như HDV Minh, nhưng theo tôi khả năng lúc Gia Long buôn tẩu là chuẩn xác hơn hết!.

Bến nước này được người Pháp đặt tên là Quai de Commerce (tiếng Việt là: bến thương mại). Người dân ở bến thường gọi bằng cái tên dân dã là bến Hàng Dương vì dọc bờ sông có hàng cây dương hay nhân dân còn gọi tên khác là bến Lê Lợi vì con đường dọc theo mé sông trước đây có tên là đường Lê Lợi.

Vào khoảng năm 1957 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (thời Đệ Nhất Cộng hòa), bến hàng dương đã đổi thành bến Ninh Kiều gắn với việc ông Đỗ Văn Chước – Tỉnh trưởng Phong Dinh (tên gọi khác của Cần Thơ). Ông ta cho lập nơi bến sông này một công viên cây kiểng và bến dạo mát theo đề xuất của ông Ngô Văn Tâm, Trưởng ty Nông nghiệp, đồng thời phụ trách đoàn Thanh Niên 4T.

Sau đó Đỗ Văn Chước trình lên Ngô Đình Diệm đặt tên công viên và bến là Ninh Kiều dựa vào một sự kiện trong lịch sử Việt Nam và lấy tên một địa danh lịch sử chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.

Ngày nay, quanh khu vực bến được đổi tên thành quận Ninh Kiều thuộc Thành phố Cần Thơ. Đường Lê Lợi dọc mé sông nay là đường Hai Bà Trưng, đường này đã được quy hoạch trở thành phố đi bộ và chợ đêm đầu tiên của Thành phố Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều hiện nay

Hiện tại, Bến Ninh Kiều là công viên du lịch của Cần Thơ, bên cạnh đó là cảng Cần Thơ được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn.

Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đứng trên bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy cầu dây văng lớn nhất Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cũng như nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao nhiều cây lá, đồng thời nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố xá. Hiện tại xung quanh. Bến có các nhà hàng thủy tạ, chợ nổi trên sông, các nhà hàng có các món ăn đặc sản… Cách Bến Ninh kiều khoảng 05 km là một địa danh nổi tiếng khác của Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng.

Bến Ninh Kiều được đầu tư khá quy mô để xây dựng thành một công viên du lịch với diện tích hơn 7.000 m2. Trong công viên, bên cạnh nhiều loại cây kiểng quý được cắt tỉa cẩn thận là thảm cỏ xanh, mọc len lỏi dưới những tấm xi măng trắng. Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng của công viên đã làm cho nơi đây đẹp hơn. Công viên Ninh Kiều được nâng cấp, sửa chữa sạch đẹp với bờ kè dọc bờ sông. Buổi tối, nơi đây tập trung rất đông người đến ngắm cảnh, tản bộ, trẻ em vui chơi… Trong công viên còn có tượng Hồ Chí Minh bằng đồng cao 7,2 m và được đặt, bố trí tôn nghiêm trên bệ cao 3,6 m.

Ngày nay, Cần Thơ đã khai trương Chợ đêm Ninh Kiều và hình thành loại hình đường phố đi bộ, đường phố ẩm thực, chợ đêm để phát huy lợi thế “đêm lung linh giăng mắc ánh đèn lồng đỏ, soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp loáng” góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái mới cho khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ về đêm và góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động đồng thời thu hút thêm khoảng 20% lượng du khách trong nước và quốc tế đến với Cần Thơ mỗi năm.

Chợ mở cửa từ 4 giờ chiều hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau tại phường Tân An, quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, phần lớn các hộ kinh doanh ở đây đều dọn hàng trước 12 giờ đêm. Chợ đêm Ninh Kiều mang nét đặc trưng của miền sông nước tuy nhiên không có nhiều ấn tượng và thiếu nét cá tính.

Đêm trên bến Ninh Kiều, hệ thống đèn chiếu sáng dọc bờ sông, người dân sinh hoạt dạo chơi, rao bán… Bên ngoài bến, đèn sáng rực rỡ. Cứ cách 100m lại có dãy phố chạy dài, mỗi dãy bán một mặt hàng khác nhau, có phố bán quần áo, phố đồ ăn chay, lại có phố chỉ bán trái cây…. và đây cũng là nơi diễn ra tâm tình, cảnh yêu đương của các đôi trai gái, tâm sự…[9]

Cũng tại Bến Ninh Kiều, bên cạnh hoạt động du lịch, văn hóa thì nơi đây tấp nập các hoạt động buôn bán, mưu sinh của những người lao động nghèo khổ với các hoạt động đa dạng, phong phú từ đưa đò, bốc xếp tại bến tàu đến bán vé số…. trên khu vực chợ nổi.[10] Đa số dân tình ở quanh vùng này đều thất học, kham khổ và hầu hết người dân ở xóm Chài quanh bến Ninh Kiều đều sống bằng nghề đưa đò, thu nhập trung bình mỗi ngày khoảng vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng nếu gặp khách du lịch phương Tây hoặc khách du lịch khá giả trong nước. Vào năm 2010, có khoảng 40 hộ sống bằng nghề chèo đò với cuộc sống khá chật vật với thu nhập chỉ khoảng 40.000 – 70.000 Việt Nam đồng một người một ngày

Ngôi nhà dát vàng,

Ở VN ta dát vàng là một ngành nghề truyền thống đã có từ lâu dời và xuất phát từ làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội,  hình thành từ thời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786).

Từ xa xưa đến nay, không ít những công trình kiến trúc, những bức tượng Phật, hoành phi câu đối cho tới tranh sơn mài… trên khắp cả nước, đều có dấu ấn của đôi bàn tay của người thợ làm quỳ vàng Kiêu Kỵ.

Cách trung tâm thành phố HN gần 20 km về phía đông bắc, Kiêu Kỵ là làng nghề duy nhất của nước ta làm nghề dát vàng, bạc. Tương truyền nghề này đã có cách đây gần 400 năm. Ông tổ nghề của làng là Tiến sĩ Nguyễn Quý Trị.

Thế nhưng xuôi về phuong Nam, kỳ này đoàn chúng toi lại có dịp tìm hiêu một ngôi nhà dát vàng ở ngay vùng đồng bằng sông Cửu Long!

Căn nhà được xây dựng toàn màu vàng, nội thất ngôi nhà thể hiện gu thẩm mỹ cao và đầu tư trí óc của chủ nhân. Khi tham quan du khách vô cùng thích thú với những bức ảnh trong trang phục cung điện trang nghiêm.

Du khách được trải nghiệm sự sang trọng, uy nga và lộng lẫy của ngôi nhà.

 

Ngôi nhà là vàng “thật” hay “giả”?

Thực hư về “ngôi nhà dát vàng”. Có rất nhiều người thắc mắc rằng là vàng thật hay giả. Có rất nhiều chi tiết được thiết kế bằng vàng. Nào là tủ, ghế, tượng phật, tượng cô gái, trần nhà, thậm chí chiếc đèn ngoài cổng cũng dát vàng. Với hàng trăm đồ vật trang trí, treo tường, vật lưu niệm lớn nhỏ đều có. Nếu thật sự dát vàng thật thì cần bao nhiêu vàng, bao nhiêu thời gian?

Nhiều du khách đến tham quan và đã loan tin đây là ngôi nhà dát vàng. Nhưng đến khi mọi người hỏi đây là ngôi nhà dát vàng thật hay giả thì nghĩ mãi không thể trả lời được. Ngôi nhà thực chất là do khách đến tham quan thấy nhiều đồ vật được dát vàng nên đã truyền tin nhau như vậy.

Cỏn trên thực tế, thì ngôi nhà được làm từ gạch men nhập từ nước ngoài.Và có thể có một vài đồ vật được dát vàng thật nhưng điều này không được chủ nhân tiết lộ nên cộng đồng mạng đua nhau ví von ngôi nhà như một Dubai thu nhỏ trên mảnh đất miền Tây.

Địa chỉ căn nhà dát vàng ở Cần Thơ

Ngôi nhà dát vàng tọa lạc tại số 18, đường số 6, Khu dân cư Thới Nhựt 2, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Với vị trí thuận lợi và nổi bật của ngôi nhà khiến ngày càng nhiều du khách biết đến hơn.

  • Thời gian mở cửa:

7h00 – 17h00

  • Giá vé tham quan:

100.000 đồng/1 vé tham quan tặng 1 ly nước tự chọn thưởng thức tại Khu vườn Zone 7 Coffee!

Tại đây khách tham quan có thể khám phá vẻ kiêu sa khi ngôi nhà khoác lên mình màu vàng lấp lánh. Có nhiều background chụp ảnh xịn sò cho du khách. Với nét tinh tế và tỉ mỉ của chủ nhân tạo nên sức sống cho ngôi nhà.

Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức đồ uống tại Zone 7 Coffee. Khuôn viên phục vụ du khách nghỉ ngơi với đồ uống mang đậm chất miền Tây Nam Bộ. Không gian quán thoáng mát nằm ngay cạnh ngôi nhà.

 

Ai là chủ nhân của ngôi nhà dát vàng?

Qua thăm hỏi, được biết chủ nhân thật sự của ngôi nhà chính là anh Nguyễn Văn Trung. Anh là một đại gia bất động sản nổi tiếng tại Cần Thơ. Anh Trung cho biết, ý tưởng về căn nhà cùng với quán cà phê đã được anh ấp ủ phải mất tận 6 năm mới hoàn thành việc xây dựng.

Căn nhà thiết kế một tầng trệt và hai lầu. Bước vào bên trong là cả một sự xa hoa lộng lẫy, khiến ai bước vào đều không khỏi choáng ngợp!

Anh vốn là người yêu thích cái đẹp, sự mới mẻ và tươi trẻ.Vì thế, anh đã đưa màu vàng là màu chủ đạo để trang trí cho toàn bộ ngôi nhà. Và cũng bởi màu vàng là màu tượng trưng cho sự xa xỉ, quý tộc đậm chất hoàng gia.

 

Căn nhà có kiến trúc đậm chất Á – Âu

Thuộc khu đô thị phồn vinh của Cần Thơ. Ngôi nhà dát vàng này còn được gọi với tên gọi khác là “ngôi nhà gạch men” với 1 tầng trệt và 2 tầng lầu.

Du khách khi đặt chân tham quan ngôi nhà độc nhất miền Tây đều phải trầm trồ trước sự xa hoa của nó. Mỗi căn phòng được anh Trung bố trí pha trộn giữa nét văn hóa Á-Âu, vừa sang trọng, tinh tế nhưng cũng không kém phần thanh lịch, cổ điển.

 

Căn nhà dát vàng ở Cần Thơ thu hút đông đảo du khách đến tham quan vì lí do gì?

Từ ngoài vào trong của căn nhà đều được mạ vàng. Tất tần tật các đồ nội thất đều được trang trí dát vàng.

Bên trong ngôi nhà được trưng bày những vật dụng trang trí, đồ lưu niệm và đồ gia dụng,… Mọi thứ đều được dát vàng trông rất xa xỉ không kém phần sang trọng.

 

Nhà bếp ngôi nhà dát vàng ở Cần Thơ

Quan trọng hơn, anh Trung sử dụng dòng gạch men ngoại nhập để xây dựng cho ngôi nhà. Điều này làm tôn lên vẻ đẹp và sự tỏa sáng cho từng mảnh dát vàng. Nhiều du khách đến đây tham quan đều trầm trồ và ví ngôi nhà này như là một tiểu vương quốc Dubai thu nhỏ.

Bên cạnh đó, những nội thất trong nhà đều được chủ nhân lên ý tưởng thiết kế và trang trí. Các đồ dùng là những món đồ được sưu tầm về hoặc đặt thợ làm trước rồi mới mạ vàng.

Thú vị hơn nữa đối với tôi là khu vục bên kia ngôi nhà dát vàng tức khu vực cổ tich, quay lại đường số 6 gặp ngã 3 cầu Tữ Hổ, chúng ta quẹo phải đi chừng 100 m, chúng ta quẹo phải tiếp theo con đường trải thảm tím, ta vào khu vực vườn cổ tích  để vừa uống nước – xả gió và tham quan một không gian cực độc đáo với hàng trăm tấn sỏi, đ,  gạch cổ,  được sắp xếp  thủ công trong thời gian 6 năm.

Cũng ở đây chúng ta có dịp chứng kiến những cây dửa nhiều đọt (3-5-7…); cây cau 11 đọt (mỗi bẹ một đọt); cá sấu vàng, cá sấu bạch tạng; ba ba vàng, rùa núi vàng; cá sấu trắng; rùa vàng, cá lóc vàng ….

Nhìn chung, mọi ngóc ngách trong ngôi nhà dát vàng được trưng bày những đồ thủ công mỹ nghệ dát vàng cho du khách thưởng lãm.

Và điều đặc biệt phải trải nghiệm khi đến đây chính là ngồi trên chiếc ghế ngai vàng. Đừng quên làm một pose ảnh dáng vẻ phong lưu để cảm nhận mình đang là một bậc đế vương!

Khi ngồi vào chiếc ghế của ngôi nhà dát vàng bạn cảm thấy thế nào? Một chút thú vị, một chút bồi hồi, một chút ngây ngất khi hóa thân vào vị vua, chúa oai nghiêm đặc biệt biệt là liên tưởng sự giàu có “cò bay thẳng cánh” ngày nào của những vị Hắc – Bạch công tử, một thời vang bóng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *