PHẦN II
CHUYẾN ĐI BẠC LIÊU
DỰ ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ II HIỆP HỘI KIÊN GIANG
(14 – 15/4/23)
CÁNH ĐỒNG ĐIỆN GIÓ BẶC LIÊU
Xóm nghèo làm nghê chài lưới
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam ta!
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên tức Sóc Trăng hiện nay! Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu lại được tái lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 và là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam cho đến nay.
Tỉnh Bạc Liêu từ khi thành hình đã lấy tên của con rạch Bạc Liêu (có giả thuyết cho rằng do Poanh Liêu mà ra, tức là nơi có Đạo quân Lào trú đóng thời xưa). Tên gọi “Bạc Liêu”, đọc giọng Triều Châu là “Pô Léo“, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. “Pô” phát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và “Léo” phát âm là “Liêu”.
Ý kiến khác lại cho rằng “Pô” là “bót” hay “đồn”, còn “Liêu” có nghĩa là “Lào” (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên họ gọi vùng đất này là Phêcheri – chaume có nghĩa là “đánh cá và cỏ tranh“. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.
Sở hữu đường bờ biển dài 56 km, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên Bạc Liêu có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp điện gió.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 dự án nhà máy điện gió đang được đầu tư xây dựng, trong đó Nhà máy Điện gió Bạc Liêu có quy mô lớn, hiện đại và đẹp nhất.Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Bạc Liêu, được nhiều người biết đến với cái tên: “Cánh đồng điện gió” nhưng chúng tơi chưa có điều kiện đến đó một lần!
Biến gió thành điện năng
Nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, theo đường Cao Văn Lầu đi về phía biển, du khách sẽ tới “cánh đồng điện gió” hay Nhà máy Điện gió Bạc Liêu (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu). Con đường bê tông rộng 3m, chạy dài hàng ki lô mét trên mặt biển rồi chia thành hai ngả, dẫn du khách tới gần những trụ turbine như những chiếc chong chóng khổng lồ chầm chậm quay trong gió!
Từ dưới ngước lên ngắm nhìn những turbine đứng sừng sững trước biển, ít ai biết rằng nơi đây trước kia là những cánh rừng bần, đước trải dài… Phía dưới con đường là lớp lớp đá hộc được xếp xen kẽ, tạo thành “hàng rào đá” ngăn biển xâm thực, gây xói lở đất. Giữa bốn bề gió và sóng biển gầm gào ngày đêm không nghỉ, càng cảm nhận rõ sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Nhưng thiên nhiên đã phải khuất phục trước trí tuệ của con người, khi gió – “đặc sản” của Bạc Liêu, được chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ đời sống.
Khởi công tháng 9-2010, đến nay dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu đã hoàn thành 2 giai đoạn, lắp đặt được 62 trụ turbine công suất 16 – 83MW, trên diện tích 1.300 ha, với tổng mức đầu tư hơn 5.217 tỷ đồng. Mỗi trụ turbine có đường kính 4m, cao 80m, nặng hơn 200 tấn, được làm bằng thép không rỉ. Cánh quạt làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42m, được trang bị hệ thống tự gập khi có bão lớn. Chính thức hòa mạng lưới điện quốc gia từ tháng 6-2013, đến nay nhà máy đã đóng góp sản lượng điện đạt 1 tỷ kWh. Giai đoạn 3 khởi công từ tháng 1-2018, bổ sung 71 trụ turbine gió. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có 133 trụ turbin gió, nâng tổng công suất lên 241,2MW. Đây là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và là dự án đầu tiên được xây dựng trên thềm lục địa ở khu vực Đông Nam Á. Nhờ biến gió thành điện năng, ngành Công nghiệp điện gió đã trở thành một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu, khẳng định lợi thế đặc biệt của vùng đất này.
Thu hút khách bằng sự khác biệt
Không chỉ đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu còn góp phần thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, đồng thời là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh.Trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, “cánh đồng điện gió” thu hút khoảng 200 nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Nhìn thấy khả năng phát triển nơi này trở thành một trong điểm du lịch hấp dẫn, tỉnh Bạc Liêu đã kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, nuôi trồng lâm, thủy sản. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Thái Quốc Lưu cho biết: “Đây là dự án tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, dự án còn thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, góp phần tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.
Năm 2019, nơi đây đã được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để khai thác và phát huy tiềm năng của điểm du lịch này, Bạc Liêu đã và đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng dịch vụ vui chơi giải trí gần khu vực “cánh đồng điện gió”, đồng thời xây dựng tour tuyến gắn với các điểm đến lân cận như chùa Quan Âm Phật Đài, vườn nhãn cổ, nhà công tử Bạc Liêu… để gia tăng trải nghiệm cho du khách”.
Bằng sự độc đáo, khác biệt, điểm du lịch “cánh đồng điện gió” đã góp phần tạo nên những dấu ấn cho Bạc Liêu, giúp tỉnh thoát khỏi tình trạng trùng lặp sản phẩm với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long suốt nhiều năm qua.
Khi chúng tôi tận mắt chứng kiến cánh đồng điện gió Bac Liêu, tôi không thể không liên tưởng đến mô hình điện gió ở Bình Đinh quê tôi!
Nằm trên cung đường du lịch nổi tiếng đi từ Quy Nhơn tới Biển Trung Lương, ẩn chứa một sức hút quyến rũ, đặc sắc của khung cảnh thiên nhiên được tạo nên bởi ba mặt núi, một mặt biển xanh ngắt mênh mông. Nơi đây không chỉ sở hữu một dãi biển dài tuyệt đẹp xanh êm với rừng phi lao rì rào hai bên đường hay những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hòn Khô Nhơn Hải, Bãi Kỳ Co Nhơn Lý, Biển Trung Lương, Đảo Cù Lao Xanh mà nó còn có một địa điểm “sống ảo” cực “chất” nữa đó là Cánh đồng điện gió Phương Mai tại xã Cát Tiến, tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nó đã được xây dựng với vốn đầu tư 40 triệu USD, với quy mô 6 trụ turbine gió (công suất mỗi turbine 3,5 MW), chiều cao mỗi trụ 114 m, sải quạt rộng 132 m, được lắp đặt trên diện tích 122 ha.
Đường kính cánh quạt ở đây trên 100 m, đây cũng là loại tuabin gió lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nơi đây tuy chỉ mới xuất hiện từ cuối năm 2019 những cũng đã nhanh chóng hấp dẫn du khách, đa phần là các bạn trẻ, bởi một vẻ đẹp hoang sơ, xanh tươi một bên là biển và một bên là những ngọn núi của Bán đảo Phương Mai hùng vỹ.
Để đến đây, bạn sẽ có 2 hướng đi, nếu đi từ sân bay Phù Cát thì bạn có thể đi thằng theo Quốc lộ 19B đi theo hướng biển Cát Tiến và ghé Cánh đồng điện gió Cát Tiến này, hoặc nếu đi từ Quy Nhơn thì bạn có thể đi từ Trung tâm thành phố Quy Nhơn.
Bạn có thể hỏi thăm đường Ngã Ba Đống Đa, di theo đường Võ Nguyên Giáp và hỏi đường đi qua Quốc Lộ 19B sau đó cứ đi thẳng tầm 10 km nhìn bên tay phải là đã đến được cánh đồng điện gió Phương Mai.
Chỉ tiếc, khi nhìn 2 mô hình điện gió mà tôi biết, tôi càng oán trách cơ quan EVN, một cơ quan độc quyền và ăn hại!!! đã không mua hết sản lương điện từ nguồn gió ( từ tháng 9/22 sẽ giàm mua 40%) và nắng (một ưu thê phát triển xanh và sạch của VN ta) với hai lý do vớ vẩn : Mang lưới điện chưa đủ sức tải và qui họach không gian biển! Trong khi đây chính là trách nhiêm của nhà nuốc và vai trò tham mưu của chính EVN!!!
NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU – BẠC LIÊU
Nhà hát Cao Văn Lầu là một công trình kiến trúc ấn tượng, tọa lạc tại trung tâm quảng trường Hùng Vương, phường 1, Thành phố Bạc Liêu. Công trình này được biết đến với kỷ lục ba chiếc nón lá lớn nhất tại Việt Nam!
Công trình Nhà hát “ba nón lá” Bạc Liêu được hoàn thành vào năm 2014, bao gồm khối nhà hát, nhà trưng bày và trung tâm hội nghị. Công trình văn hóa nghệ thuật này trở thành điểm đến mà các du khách phương xa không thể bỏ lỡ trong chuyến hành trình đến thăm Bạc Liêu. Công trình thiết kế mái nhà hình ba chiếc nón khổng lồ chụm vào nhau được xác lập kỷ lục là “Nhà hát có hình dạng ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam”.
“Nón lá là biểu tượng của văn hóa phương nam nói riêng, Việt Nam nói chung.Hình ảnh ba nón lá gần gũi, thân thương với đặc điểm của cư dân Bạc Liêu và đất Việt chúng ta gắn liền với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ba mái nhà nón lá chụm lại với nhau còn là biểu tượng cho 3 dân tộc đông người nhất cộng cư lâu đời ở Bạc Liêu là người Kinh, người Hoa và người Khmer.
Với ý nghĩa đặc biệt và tình cảm sâu sắc đó nên người dân địa phương còn gọi công trình Nhà hát Cao Văn Lầu này bằng một cái tên thân thương là Nhà hát “ba nón lá”, một công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng của Bạc Liêu
Nhà hát “ba nón lá” ở Bạc Liêu có tổng diện tích 2.262m2, được chia làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau, chiều cao nón lớn nhất hơn 24m. Công trình này cũng nhằm để tưởng nhớ, vinh danh cố nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu với bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng (tên chính thức của công trình là Nhà hát Cao Văn Lầu).
Nhà hát “ba nón lá” ở Bạc Liêu có tổng diện tích 2.262m2, được chia làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau, chiều cao nón lớn nhất hơn 24m. Công trình này cũng nhằm để tưởng nhớ, vinh danh cố nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu với bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng
Ba chiếc nón cũng là phần trên cùng của 3 khối nhà:
- Khối nhà A là nơi diễn ra các sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: Cải lương, dù kê, ca múa nhạc đương đại… với sức chứa hơn 850 chỗ;
- Khối nhà B là khu vực dành cho trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực và
- Khối nhà C là nơi dành riêng để tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày văn hóa nghệ thuật thu hút khách du lịch đến tham quan. Công trình được thiết kế theo mô hình ba chiếc nón lá vừa mềm mại, vừa sống động, gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng, duyên dáng, chịu thương, chịu khó.
KHU DU LICH SINH THÁI HỒ NAM
Khu du lịch sinh thái Hồ Nam tọa lạc ở trung tâm thành phố Bạc Liêu với địa chỉ cụ thể là số 2 Trần Quang Diệu, Phường 1, thành phố Bạc Liêu.Với một hồ nước rông 10 ha bốn bề lông gió; cung cấp nhiêu dịch vụ cùng một lúc như …các dịch vụ vừa hiên đại, vừa độc đáo mang bàn sắc dân dã, truyền thống đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.
Khu vui chơi trẻ em
Nếu đi du lịch gia đình, có thêm em bé thì khu du lịch sinh thái Hồ Nam sẽ cực kỳ thích hợp để gia đình bạn ghé thăm.Trong đây có khu vui chơi trẻ em với rất nhiều trò chơi cực kỳ vui nhộn, đem đến cho bé những giây phút vui chơi thoải mái và thích thú nhất. Do đó, sẽ rất dễ dàng và thuận tiện cho bạn đến được khu du lịch này.
Khu hồ bơi
Nếu đã thấm mệt sau một vòng tham quan, khám phá khu du lịch sinh thái Hồ Nam thì bạn có thể di chuyển đến khu hồ bơi để nghỉ ngơi. Khu hồ bơi này sẽ nằm trong lòng khu resort, villa, bạn có thể mua vé vào để tận hưởng làn nước mát, xua tan đi mệt mỏi, oi bức của thời tiết.
Khu ẩm thực ăn uống
Đến khu ẩm thực ăn uống, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều các món ăn đặc sản của miền Tây. Nếu bạn yêu thích khám phá ẩm thực, các món ăn miền Tây thì đây là một trong những khu vực không nên bỏ qua khi đến khu du lịch sinh thái Hồ Nam.
Khu ẩm thực phục vụ thực khách với menu đồ ăn miền Tây vô cùng phong phú. Bạn có thể tìm thấy những món ăn nổi tiếng như: bún nước lèo, bánh xèo, chạo ốc Hồ Nam, cơm cháy kho quẹt, lẩu mắm,… Một danh sách các món ăn đặc sản của miền Tây chờ bạn khám phá. Điều đặc biệt là các món ăn ở đây sở hữu hương vị vô cùng thơm ngon. Nguyên liệu tươi mới, được nêm nếm vừa miệng mà khi có cơ hội được thưởng thức bạn sẽ rất khó để có thể quên hương vị các món ăn nơi đây.
Nơi hen gặp và làm việc của chúng tôi ở Bac Liêu chúng tôi dự kiến chọn nhà hàng cạnh địa điểm du lịch nổi tiếng là ngôi nhà của công tử Bac Liêu (Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, còn thường gọi George Phước. Tên Bạch công tử là để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Ba Huy, vì có nước da đen nên được gọi Hắc công tử. Nói tới Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, mà còn nhiều lắm những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu tức Hắc công tử), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Ngôi nhà sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây thời điểm lúc đó nên được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”) để tiện sau dó thăm viêng lần nữa, xem kỳ này có gì thay dổi? Tuy nhiên, vào giờ chót bạn Anh Tuấn đã chọn khu du lịch Hồ Nam – Bạc Lieu, đây là một khu sinh thái rông rãi, đoàn chúng tôi đã được bạn Anh Tuấn đặt ở phòng VIP 8 – Hầm rượu (Cháu Tú) !
Các DN/HTX hiện diện chỉ có 3-4 đơn vị như: Kim Dung – Anh Tuấn, …..nhưng đặc biệt là chúng tôi gặp được những cưu viên chức của ngành GTVT ở đây như: Bạn Thủy – nguyên trưởng phòng vận tải, bạn Luân – nguyên chánh thanh tra ở Sở GTVT và biết được các bạn Trưởng phòng vân tải đương nhiêm là cô Dung hoặc PGĐ Sở là bạn Hận, có mối quan hê gia đình với bạn Luân …nhìn chung là có mối quan hê tốt nếu chúng ta cần sẽ có sự hỗ trợ !
Tiệc chúng tôi chiêu đãi các bạn ấy khá gọn nhẹ: Chỉ vài món khai vị thông thường và cuối cùng là món lẫu cua Bạc Liêu truyền thống; thức uống là bia Henekein bạc vì chúng tôi cũng vội lên đường! Hy vọng một ngày không xa, khi quay lại chúng ta có dịp “bí tỉ” cùng nhau nhé!