Phần 2.1 – Du ký Tà Đùng – Măng Đen (13 -17/12/23) – Những nơi đã qua và dấu ấn để lại


NHỮNG NƠI ĐÃ QUA VÀ DẤU ẤN ĐỂ LẠI

 

KON TUM

Ở khu vực Tây Nguyên, theo nhiều ngôn ngữ khác nhau:  Plei, pơlei, pơlơi, pơlê  hoặc Dak hoặc Kon đều có nghĩa là “làng”….

Người Bana, “Kon Tum” bắt nguồn từ “Kon” là làng; “Tum” là hồ nước. “Kon Tum”: có nghĩa là Làng của những Hồ. 

Người Sedan gọi “làng” là pơlê và trong các văn bản hành chính được viết là Plei.

Về mặt ngôn ngữ, các từ kon, pơlơi, pơlei hay pơlê chỉ có nghĩa là “làng” khi đi kèm với một từ khác nhằm chỉ tên làng.

Khi đứng một mình, Plei có nghĩa là “quả” hoặc “trái cây”, Kon có nghĩa là “con”, Dak là “nước”.

Tên làng của người Ba Na thường được bắt đầu với từ Kon. Ví dụ, người Ba Na Jơ Lâng thường đặt tên làng là Kon Sơmluh (làng Cây le Sơmluh), Kon Klâng (làng Ruộng nước), Kon Kơxiêng (làng Cây lim), Kon Kơpăt (làng Cây bồ hòn), Kon Jơdreh (làng Nhánh cây), Kon Jơdri (làng Cây hoa mai)…

Người Gia Rai thường gọi làng là Pơlơi, chẳng hạn như Pơlơi Sar (làng Cây trắc), Pơlơi O (làng Lồ ô), Pơlơi Wer (làng Tránh), Pơlơi Klâu (làng Số ba)…

Biết một chút về ngữ nghĩa như thế thì chung ta sẽ thấy những tên gọi bỗng dung khá hay và rất gần gũi!

 

Ngã ba Đông Dương

Đây là điểm tham quam đầu tiên của Đoàn chung tôi, tuy nhiên vao giờ chót khi thấy trên đường rợp bóng cờ bay, chúng tôi hỏi ra mới biết là hôm nay trùng vào ngày thao diễn quân sư giữa 3 nước được tổ chức lần đầu, với sự hiện diện của 3 vi bô trưởng quốc phòng! .

Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Sở dĩ được gọi là ngã ba Đông Dương bởi nơi đây là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tại đây đã xây dựng một cột mốc chung giữa ba nước nằm trên ngọn đồi cao 1.086m so với mực nước biển. Vị trí cột mốc là điểm tiếp giáp thuộc 3 tỉnh: Kon Tum (Việt Nam), Ratanakiri (Campuchia) và Attapư (Lào).

Để đến với Ngã Ba Đông Dương, bạn có thể đến vào nhiều thời điểm trong năm, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 theo âm lịch. Lý do mà các HDV bật mí cho bạn thời điểm vàng này là do vào tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, Kon Tum sẽ bước vào mùa hoa dã quỳ nở rộ. Cả góc trời sẽ bừng sáng dưới ánh vàng nổi bật của sắc hoa. 

Ngoài ra, bạn có thể đến Ngã Ba Đông Dương trong những ngày cuối tháng 1. Đây là thời điểm cao su rụng lá, chỉ để lại cành khô trơ trọi với những thềm lá phủ kín lối đi. Một vẻ đẹp rất trữ tình giữa những nơi mang màu sắc hoang sơ, thuần túy!

 

Cũa khẩu Bờ Y – Kon Tum

Cửa khẩu Bờ Y là vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào. Cùng với ngã ba Đông Dương, nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu và phát triển kinh tế trong khu vực. Xét về phía Việt

Nam, cửa khẩu này thuộc địa phận của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Xét về bên Campuchia thì nơi đây thuộc tỉnh Ratanakiri và sẽ thuộc địa phận của Attapư nếu tính từ phía nước Lào.

Cửa khẩu Bờ Y được phân thành nhiều khu với chức năng riêng biệt như: làng văn hoá, khu dân cư, nơi tham quan. Cửa khẩu này còn là thành tố chính lập ra Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y – Một trong tám khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển mang hy vọng sẽ trở thành đô thị biên giới với các mục tiêu ấn tượng.

Do ảnh hưởng của buổi giao lưu giữa quan dôi  3nước nên đòan chúng tôi chỉ tham quan được cột mốc ngã 3 Đông dương, còn cửa khẩu Bờ, chúng tôi đành lỡ hẹn!

 

Cao nguyên Măng Đen

Sau khi dùng cơm trưa ở Ngọc Hồi, đoàn chúng tôi vượt 150 km để trực chỉ thị trấn Măng Đen!

Măngđen thực ra theo tiêng của ngưoi Sedan là T’mangden tức có nghĩa là  “vùng đất bằng phẳng và rộng lớn” nhưng lại nằm ở giũa vùng cao nguyên!

Với đặc điểm khí hậu và thực vật đa dạng tương tự như “thành phố ngàn hoa” nên đây còn được ví như “Đà Lạt” giữa lòng Kon Tum hiện nay! Thị trấn Măng Đen nằm ở phía nam huyện Kon Plông, trên cao nguyên Măng Đen, ở độ cao khoảng 1.200 mét so với mực nước biển. Thị trấn có quốc lộ 24 đi qua, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 50 km về phía đông bắc và cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 140 km về phía Tây nam. Măng Đen có vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Hiếu và tỉnh Gia Lai; Phía tây giáp xã Măng Cành và huyện Kon Rẫy; Phía nam giáp huyện Kon Rẫy; Phía bắc giáp xã Măng Cành và xã Ngọc Tem.

Thị trấn Măng Đen có diện tích trên duoi1 148 km², dân số năm 2018 là gần 7.000 người, mật độ dân số đạt khoảng 47 người/km².

Do nằm ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh, thị trấn có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm.

Bên cạnh thảm rừng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nông nghiệp cây xứ lạnh, cây dược liệu do độ ẩm cao, thổ nhưỡng phù hợp, địa hình đa phần gò đồi thấp, cùng hệ thống sông, suối và nhiều hồ, thác nước.

Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đến Măng Đen khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này.Vì khí hậu và cảnh quan đặc biệt, có nhiều nét tương đồng với Đà Lạt nên nơi đây được ví như là Đà Lạt của vùng Bắc Tây Nguyên, và hiện được quy hoạch để trở thành Khu du lịch sinh thái quốc gia.

Măng Đen, theo mộ số HDV du lịch, là vùng đất cổ có cấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp,được hình thành từ thời kỳ Tiền Cambri cách đây khoảng 2.500 triệu năm.

Cùng với quá trình vận động của vỏ Trái Đất vào cuối Kỷ Đệ Tam, Măng Đen chịu ảnh hưởng từ sức dội của vận động uốn nếp dãy Himalaya.Sang Kỷ Đệ Tứ, một mặt dung nham bazan tràn ra, mặt khác các hoạt động nâng lên theo các nếp oằn đứt gãy từ trước, các khối tảng Ngọc LinhPleiku tiếp tục ổn định, còn Măng Đen không thuộc hệ núi Ngọc Linh mà nó là khúc đuôi về phía Đông Bắc của cao nguyên Pleiku, với một địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa mát mẻ của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, với dải đất đỏ bazan trù phú.[4]

Địa bàn thị trấn Măng Đen trước đây là một phần xã Măng Cành thuộc huyện Kon Plông. Măng Đen khi đó chỉ là tên của một số địa danh như cao nguyên Măng Đen, thôn Măng Đen (nơi đặt huyện lỵ của huyện Kon Plông)

 

Nên đến Măng đen vào lúc nào? 

Nhờ độ cao ấn tượng hơn 1.200 m nên Măng Đen mang luồng khí hậu khá giống Đà Lạt, tạo nên thời tiết quanh năm mát mẻ và dễ chịu. Mức nhiệt độ trung bình khoảng 26°C và thấp nhất vào mùa Đông khoảng 5°C.

Với đặc điểm khí hậu này thì bạn có thể chọn tham quan trong tất cả các tháng của năm, tùy mỗi tháng mà vùng đất này sẽ thể hiện một vẻ đẹp riêng khi khoác lớp “áo” mới. Cụ thể các thời điểm thích hợp trong năm khi đến Măng Đen:

  • Vào thời gian tháng 12 – 1 năm sau, du khách còn có cơ hội ngắm hoa đào nở rộ tại Măng Đen đầy thơ mộng, ấn tượng mà tưởng chừng như chỉ có thể thấy được khi đến Nhật Bản. Tuy nhiên cần lưu ý vào khoảng thời gian này thời tiết vào Đông khá lạnh, dễ có mưa phùn nhẹ.
  • Còn nếu đến du lịch Măng Đen vào thời điểm tháng 2 bạn sẽ thấy hoa Mimosa và hoa Ban nở thu hút cả cánh rừng.Thời điểm tháng 3 – 6 hoa sim tím sẽ nở rộ khắp mọi con đường tại đây.
  • Nếu muốn ngắm nhìn đồng lúa chín vàng trĩu hạt, tận hưởng mùi thơm từ lúa chín thì bạn có thể đến vào tháng 6 – 7.
  • Vào thời gian tháng 8 là mùa hoa mâm xôi, phúc bồn tử cũng không kém phần ấn tượng.
  • Cuối cùng từ tháng 11 – 12 du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí se lạnh của mùa Đông miền Bắc và ngắm hoa dã quỳ nở cuối năm! 

 

Khách sạn Vân Dương

Trong 3 khách san mà chúng tôi lưu trú, về lý  thuyết đều là ks 3 * cả, nhưng theo tôi thú vị nhất chắc có lẽ  là ks Vân Dương ở Măng Đen!

Nó tọa lạc tai 46 Phạm Văn Đồng (Quốc lộ 24), Đắk Long, KonPlông, Kontum,

Ks Vân Dưong này, theo chúng tôi tìm hiểu thì thuộc sỡ hữu tư nhân: cô  Sương, gốc Quảng nam nhưng hiện là cư dân Q. Gò Vấp -TP.HCM và cô thư ký tên Anh, cũng là dân quê Quảng Nam. Theo  cô  ấy, lúc đầu mua miếng đất này chỉ  2,8 ti, xây dựng thêm vài tỉ nhưng nay đã có thể bán trên 30 tỉ rồi!

Nhờ là tài sản cá nhân nên cô ấy và đội ngũ nhân viên ở đây họ chăm chút khách hàng khá tốt, đặc biệt là những bữa ăn, uống khá  ngon ở ks này!

 

Tượng Đức mẹ Măng Đen,

Cách khu vực trung tâm hành chính huyện  khoảng 1 km, đồi Đức Mẹ  lả một trong những điểm du lịch nổi tiêng nhất mà hính như du khách nào cũng đến cầu nguyện và thăm viếng!

Đoàn chúng tôi dến đây vào chiều 14/12 sau khi nhâp thị Măng Đen và trước khi dùng bữa tối!

Lúc này vắng khách, chỉ có ACE trong đoàn chúng tôi, nên rất thoãi mái. Trong một khuôn viên rông lớn, thoáng mát và yên tịnh nên rất phủ hợp cho những ai muốn cầu ngyệnn những điễu ước cho bản thân và gia đình! Và nghe đâu Đức mẹ rất linh thiêng: Cầu gì được nấy! và các bạn HDV cho rằng hang tăm ghế đa vơi tên khắc của  từng nguoi, nhóm người chính là sự tạ ơn của họ! Các bạn hạy thử xem!?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *