Phần 1.2 – Tây Du Ký (2022 – 2023) – An Giang


TÂY DU KÝ

(Journey to the West)

(T11/22 – T4/23)

PHẦN I

DỰ TỔNG KẾT NĂM 2022 HIỆP HỘI AN GIANG

 

Khu du lịch văn hóa Phương Nam – Nam Phương Linh Từ tỉnh Dồng Tháp.

Ngoài những địa điểm du lịch Đồng Tháp quen thuộc trên mảnh đất sen hồng như:  Vườn quốc gia Tràm Chimkhu di tích Xẻo Quýtlàng hoa Sa Đéc… thì khu du lịch văn hóa Phương Nam là điểm đến hấp dẫn không kém. Chúng tôi lưu tâm đến khu vực này từ những năm 2015 vì chủ sở hữu của khu vực này là anh 7 Thành – người CT HĐQT công ty Vinasun, nay là một thành viên của Hiệp hội mình!

Có đến đây du khách không chỉ được tham quan các công trình tưởng nhớ đến những nhân vật lịch sử, có công khai phá vùng đất phương Nam, mà còn có dịp tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh tái hiện rõ nét về làng quê Nam bộ xưa!

Nhìn từ trên cao xuống chẳng khác gì chốn hoàng cung của các vị vua chúa ngày xưa.

 

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.Xuất phát từ Tp Hồ Chí Minh, bạn đi theo cao tốc Tp HCM – Trung Lương rồi QL 1A đến An Hữu theo ĐT 30 đi Cao Lãnh, qua cầu Cao Lãnh, xuống rẽ trái, cách chân cầu 4 km sẽ có bảng chỉ dẫn, rẽ trái vào Khu Du Lịch Văn Hóa Phương Nam.

Đường di chuyển tới đây không hề khó, không rõ có thể hỏi người dân địa phương và định vị trên Google map!

Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam là công trình được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào 24/12/2017.

Với diện tích lên đến 17 ha, gồm 5 hạng mục chính:

a) Nam phương Linh Từ,

b) Đặng tộc ;

c) Nhà bảo tàng họ Đặng,

d)) Nhà bảo tàng Nam bộ

e) Dãy trường lang bao quanh (tượng trưng cho 5 châu).

Con đường nón lá dẫn vào khu du lịch

Sau khi gủi xe và mua vé tham quan, bạn sẽ bất ngờ với con đường dẫn vào, hai bên đường rợp bóng mát của hai hàng cây. Một thế giới hoàn toàn khác với bên ngoài khi bạn bước chân qua cánh cổng, một khoản sân rộng lớn với ngôi nhà cổ ở phía xa, mái ngói được chạm khắc tinh xảo, chẳng khác gì những công trình trong những bộ phim cổ trang của đất nước Trung Hoa. 

Đi dọc những dãy hành lang kéo dài, yên ắng, bạn cảm nhận tâm hồn được bình yên đến lạ.Nếu như các điểm tham quan khác, bạn phải bon chen, chen lấn, hối hả thì khu du lịch văn hóa Phương Nam lại hoàn toàn trái ngược.

Không chỉ dừng lại ở điểm đó trong khuôn viên khu du lịch còn có một ao sen rộng lớn, rực rỡ và khoe sắc. Nếu bạn đi đúng thời điểm mùa sen nở thì không gian này cứ thoang thoảng mùi thơm khó cưỡng lại được. Không chỉ có ao sen, khu du lịch có rất nhiều hồ nước thủy sinh và hàng trăm loài hoa kiểng với cây xanh nên lúc nào cũng tạo được cảm giác mát mẻ. Ở đây còn có cả những bãi cỏ xanh mướt như công viên.

 

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,

Sau khi rời KDL Phương Nam, điểm đến thứ 2 của chúng tôi trên đường về là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn sống lại thời kỳ thịnh vượng, phú quý của một gia đình sang bậc nhất ở Sa Đéc lúc bấy giờ thì ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê chắc chắn là một địa điểm lý tưởng. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là ngôi nhà cổ có kiến trúc kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ.

Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”. Ngôi nhà này chỉ trở nên nổi tiếng khắp thế giới từ khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras (Cô này sinh ở Gia định, học Chasseloupe Laubat,tức trường Lê Quí Đôn hiện nay, mẹ cô là người Pháp làm hiệu trưỡng trường nữ Sadec. bà găp Huỳnh Thủy Lê trên chuyến phà Mỹ Thuận và họ đa yêu nhau nhưng bố Huynh Thuỷ Lê không cho cưới, Bà viết chừng 40 tiểu thuyết và 10 vở kịch  nhưng khi viết L’amant đọat giải Goncourt và khi dựng thành phim người Tình, bà càng nổi tiếng!) được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L’Amant) năm 1991.

Mọi thứ ở đây dường như đã bị thời gian ngưng đọng, nhuộm cả một sắc màu cổ kính, trầm mặc nhưng vẫn toát lên nét sang trọng, tinh tế.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng. Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê, mang tên người cố chủ, ông Huỳnh Thuỷ Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.

Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên, vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.

Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc!

Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.

Mái nhà “mang hình con thuyền” của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ…, tất cả được trang trí bằng các phù điêu kiểu thời Phục hưng.

Ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến từ khi tiểu thuyết L’Amant của nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras được đạo diễn Jean – Jacques Annaud dựng thành phim Người Tình với diễn xuất của tài tử Lương Gia Huy và nữ diễn viên Jane March.

Những tình tiết trong phim đã từng lấy không ít nước mắt của nhiều người khi xem. Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này và nữ văn sĩ người Pháp này cũng chính là người tình của ông Huỳnh Thủy Lê.

 

Và câu chuyện tình xuyên biên giới

Có dịp đi du lịch Đồng Tháp, ghé tham quan ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được nghe chuyện kể, du khách mới cảm nhận hết điều thi vị ẩn chứa; từng nét kiến trúc, từng khoảng không gian nhỏ xung quanh ngôi nhà, luôn gợi cho người tham quan dễ liên tưởng về một góc ký ức đầy thổn thức nhưng dịu dàng, như tiếng thở của miền sông nước qua thời gian.

Chuyện kể rằng, đôi nam nữ này tình cờ gặp gỡ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi nàng vừa mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi. Họ đã có một mối tình thật đẹp với nhau.Tuy vậy, họ lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của ông bố Huỳnh Cẩm Thuận.

Khi cha biết chuyện, ông Lê đã van xin cha cho mình sống với người con gái mà ông cảm nhận một tình yêu mãnh liệt mà có thể chỉ đến một lần trong đời.Song vì sự khác biệt văn hóa Đông – Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau.Mối tình chỉ kéo dài 18 tháng. Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt nhưng không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy cô vợ trẻ cũng người Trung Hoa môn đăng hộ đối!

Nhiều năm sau, sau biết bao nhiêu dâu bể cuộc đời, chàng có dịp đến Paris cùng vợ.Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. “Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết” (trích tiểu thuyết Người Tình).

Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã viết nên thiên tình sử nổi tiếng, kể lại câu chuyện tình hơn 50 năm trước tưởng đã ngủ yên trong lòng. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình – L’ amant được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp).

Năm 1986, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên và được công chiếu tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1991. Chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp – Trung đã thôi thúc, lôi kéo biết bao du khách Tây -Ta tìm về ngôi nhà cổ này mỗi ngày tò mò các bối cảnh trong truyện và phim, để được lắng đọng sống lại những phút giây tình tứ, lãng mạn ấy.

Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con của ông đều định cư ở nước ngoài.Ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê được Nhà nước trưng dụng, làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp đã chính thức “mở cửa” khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước. Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh,và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.

 

KẾT THÚC CUỘC HÀNH TRÌNH

Thế là chúng tôi đã kết thúc hành trình rất ngắn, chỉ vỏn vẹn có 1 đêm 2 ngày, nhưng lại là bước khởi đầu cho những chuyến đi xa sau ngày bị đại dịch Covid 19 cấm vận!

Chia tay An Giang, dĩ nhiên là có chút nuối tiếc (vì chưa có dịp trở lại thăm viếng các danh thắng nổi tiếng như chùa bà Chúa x , núi sam, chợ nổi Châu Đốc …)  nhưng chúng tôi rất hài lòng vì cũng đã hoàn thành được chuyến đi đáp lễ, sau nhiều lần bạn Xuân đã không quản ngại đường sá xa xôi, không vắng mặt bất cứ kỳ họp quan trọng của hiệp hội của chúng tôi khi có mời anh ấy!

Chia tay An Giang (một tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long trải dài diện tích trên cả hai bờ sông Hậu và là vựa lúa của cả vùng, cả nước), chúng tôi cũng luôn chúc cho Hiệp hội anh ấy luôn thăng tiến trong mọi mặt, đặc biệt là trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hội viên mình,cũng như cho cả các DN/HTX trong khối (như trường hợp đấu tranh cho việc bãi bỏ thu phi ở QL91) ! để ngày càng tiến bước vững mạnh, biết đâu có ngày Hiệp hội An Giang đảm nhận vai trò đầu tàu ở các tỉnh Miên Tây Nam bộ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *